Có lẽ, hiếm ai còn xa lạ với hình ảnh quen thuộc của một Nhà sử học quốc dân Dương Trung Quốc. Vừa gần gũi, vừa giản dị và chất phác.
Ông đến với chúng tôi, những người thợ đục tranh gỗ Bùi Gia với một tình yêu nghề mộc dân gian tha thiết và cũng là một nỗi niềm trăn trở làm sao để quê hương đất nước ta ngày một phát triển, đem những tinh hoa của người thợ bước ra với thế giới.
Chính vì vậy nên khi nghe tôi nói lên ý tưởng sẽ làm một tác phẩm tranh gỗ tầm cỡ, sẽ là lớn nhất Việt Nam và đạt được nhiều kỷ lục của cả Việt Nam và thế giới Ông đã không khỏi xúc động khi có những người thợ trẻ dám dấn thân vào nghề, hy sinh và quyết tâm biến nghề nghiệp trở thành một niềm vinh quang.
Hơn nữa, đó lại là một tác phẩm ca ngợi nền văn hiến hiếu học hàng nghìn năm qua của dân tộc ta, cái luôn là "Nguyên Khí" để dân tộc này trở nên mạnh mẽ và quật cường. Chủ đề này như một tâm sự ấp ủ từ lâu để Bác có thể đem chân tài thực học của mình giúp đỡ cho đời và chắp cánh cho những ước mơ của chúng tôi.
Suốt bảy tháng qua, từ đầu năm 2020. Đã nhiều dịp chúng tôi ngồi nghe Bác tư vấn và kể về những câu chuyện của Khoa bảng phong kiến nước ta từ thời xưa cho đến thời nay. Từ người đẩy xe 1 bánh là đặc trưng của miền Bắc Việt Nam cho đến những hàng huyện sẽ bày hương án để đón tiếp vị Tiến Sỹ vinh quy về làng như thế nào?
Buổi đầu gặp gỡ khi Ông đang lắng nghe ý tưởng của tôi
Ông cho tôi xem những tư liệu quý và giải đáp cụ thể ý nghĩa từng bối cảnh
(Ảnh chụp tháng 1/2020)
Và những tháng sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận được sự tư vấn hết sức chu đáo và kịp thời của Ông để tác phẩm luôn giữ đúng tinh thần cốt cách văn hóa Việt Nam
Tác phẩm được thu nhỏ để tiện cho việc xem xét, tư vấn
Ông sẵn sàng làm việc thông trưa để có kết quả tốt nhất cho tác phẩm
Rất nhiều những tư liệu quý đã được Ông chia sẻ cho chúng tôi
Ông cũng đề tặng những dòng chữ tâm huyết nói nên cảm xúc cũng như sự mong chờ tác phẩm này
Để rồi đến hôm nay, ngày 6/9/2020 chúng tôi vinh dự được đón Ông về với xưởng tranh gỗ Bùi Gia để dự lễ Khai Mộc tác phẩm do chính Ông cố vấn và chính thức trở thành một phần không thể thiếu của tác phẩm.
Song hành cùng với ông còn có Ông Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Ông Hồ Trọng Minh hiện đang là Tiến sỹ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Quốc Gia (Ông là người thiết kế lên tờ tiền 10 nghìn và 200 nghìn của Việt Nam)
Ông đã dành rất nhiều những cảm xúc khi trở thành một phần rất quan trọng của một đại tác phẩm này
Ông cũng không khỏi ngỡ ngàng khi chúng tôi có thể sáng tác nên bố cục của một tác phẩm văn hóa kinh điển này
Ông cũng trực tiếp Khai Mộc lên tác phẩm tranh gỗ lớn nhất Việt Nam này
Sau đó Ông còn lưu lại chữ ký và nét đục trên Bảng Vàng Khai Mộc đang được chúng tôi gìn giữ tại xưởng Tranh gỗ Bùi Gia
Có thể nói không ngoa rằng, chưa có một xưởng tranh gỗ thủ công nào có thể làm một tác phẩm mang tính bài bản và nhiều giá trị đến như vậy. Cũng khó có một nơi nào có thể quy tụ được nhiều những nhà tri thức hàng đầu về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và quản lý văn hóa nghệ thuật cùng có chung một ý tưởng và một mục tiêu đưa nền nghệ thuật đục chạm thủ công Việt Nam lên một tầm cao mới.
Và rồi đây, chúng ta sẽ còn được thưởng thức tác phẩm tranh gỗ thủ công lớn nhất Việt Nam sẽ được ra đời thông qua những bàn tay điêu luyện, những khối óc đầy sức sáng tạo và những đường nét đầy sự tinh xảo từ những người thợ thủ công tranh gỗ Bùi Gia.
Tranh gỗ Bùi Gia
Thưởng thức mỗi ngày. Trường tồn giá trị
Quân Bùi: 0976 311 833
Facebook: Tranh gỗ Bùi Gia